Tin tức Thông tin Hành chính

Chức danh nghề nghiệp giáo viên THPT

Nhu cầu tìm kiếm thông tin về chức danh nghề nghiệp THPT, tiêu chuẩn và chương trình bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp THPT là rất lớn, mọi thông tin về chức danh nghề nghiệp THPT sẽ được công ty cổ phần giáo dục Thiên Kỳ tổng hợp dưới bài viết sau để cung cấp thêm thông tin cho các bạn tham khảo.

Chức danh nghề nghiệp THPT là gì?

  • Căn cứ theo thông tư 12/2012/TT-BNV về Quy định chức danh nghề nghiệp và thay đổi chức danh nghề nghiệp đối với viên chức
  • Căn cứ theo khoản 1, điều 8 Luật Viên chức, có định nghĩa về chức danh nghề nghiệp đó là:

Chức danh nghề nghiệp là tên gọi thể hiện trình độ và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của viên chức trong từng lĩnh vực nghề nghiệp, được sử dụng làm căn cứ để thực hiện công tác tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức”

Chức danh nghề nghiệp giáo viên THPT chính là trình độ và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên THPT. Nó là căn cứ để thực hiện trong công tác tuyển dụng, sử dụng và quản lý.

Giáo viên THPT phải  tham gia khoá học bồi dưỡng tiêu chuẩn về chức danh nghề nghiệp và kết thúc nhận chứng chỉ chức danh nghề nghiệp. Chứng chỉ này được coi là “giấy tờ” để chứng minh viên chức có đủ trình độ, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu của từng lĩnh vực nghề nghiệp.

Tiêu chuẩn về chức danh nghề nghiệp giáo viên THPT

  • Căn cứ theo thông tư số 04/2021/TT-BGDĐT ngày 02/02/2021 về quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các trường trung học phổ thông công lập, giáo viên trung học phổ thông được xếp hạng  I, II, III với những tiêu chuẩn chức danh riêng cho từng hạng.

Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp THPT hạng III – Mã số V.07.05.15

  1. Nhiệm vụ

a) Xây dựng kế hoạch giáo dục của môn học được phân công và tham gia xây dựng kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn theo mục tiêu, chương trình giáo dục cấp trung học phổ thông;

b) Thực hiện nhiệm vụ tổ chức các hoạt động dạy học, giáo dục theo kế hoạch giáo dục của nhà trường và kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn; quản lý học sinh trong các hoạt động giáo dục do nhà trường tổ chức;

c) Thực hiện các hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của học sinh theo quy định;

d) Tổ chức các hoạt động tư vấn tâm lý, hướng nghiệp, khởi nghiệp cho học sinh và cha mẹ học sinh của lớp được phân công;

đ) Tham gia phát hiện, bồi dưỡng học sinh năng khiếu, học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém cấp trung học phổ thông hoặc hướng dẫn thực tập sư phạm, hoạt động công tác xã hội trường học cho học sinh trung học phổ thông;

e) Tham gia các hoạt động của tổ chuyên môn; tham gia nghiên cứu khoa học; hoàn thành hệ thống hồ sơ quản lý hoạt động giáo dục theo quy định; thực hiện công tác giáo dục hòa nhập trong phạm vi được phân công; tham gia tổ chức các hội thi (của giáo viên hoặc học sinh) từ cấp trường trở lên;

g) Hoàn thành các khóa đào tạo, chương trình bồi dưỡng theo quy định; tự học, tự bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ;

h) Thực hiện các nhiệm vụ khác do hiệu trưởng phân công.

2. Tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp

a)Chấp hành các chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các quy định của ngành và địa phương về giáo dục trung học phổ thông;

b) Thường xuyên trau dồi đạo đức, nêu cao tinh thần trách nhiệm, giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; gương mẫu trước học sinh;

c) Thương yêu, đối xử công bằng và tôn trọng nhân cách của học sinh; bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của học sinh; đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp;

d) Thực hiện nghiêm túc các quy định về đạo đức nhà giáo; quy định về hành vi, ứng xử và trang phục.

3. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng

a) Có bằng cử nhân trở lên thuộc ngành đào tạo giáo viên đối với giáo viên trung học phổ thông.

Trường hợp môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên thì phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dành cho giáo viên trung học phổ thông theo chương trình do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành;

b) Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông hạng III (đối với giáo viên trung học phổ thông mới được tuyển dụng vào giáo viên trung học phổ thông hạng III thì phải có chứng chỉ trong thời gian 36 tháng kể từ ngày được tuyển dụng).

4. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ

a) Nắm được chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, quy định và yêu cầu của ngành, địa phương về giáo dục trung học phổ thông và triển khai thực hiện vào nhiệm vụ được giao;

b) Biết xây dựng kế hoạch dạy học, xây dựng một số bài học theo chủ đề liên môn đối với những kiến thức giao thoa giữa các môn học; tiếp cận các phương pháp dạy học hiện đại, kĩ thuật dạy học, các mô hình dạy học mới tích hợp;

c) Biết khai thác và sử dụng hiệu quả thiết bị công nghệ, thiết bị dạy học và học liệu trong dạy học, giáo dục và quản lí học sinh;

d) Có khả năng phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội để thực hiện giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh; tư vấn tâm lý, hướng nghiệp, phát hiện tài năng, năng khiếu học sinh; hỗ trợ học sinh trong công tác giáo dục kỹ năng sống; tổ chức các hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp, khởi nghiệp cho học sinh trường trung học phổ thông;

đ) Có khả năng dạy học qua internet, trên truyền hình theo chương trình môn học;

e) Sử dụng được các phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện và sự tiến bộ của học sinh theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh;

g) Biết vận dụng các sáng kiến kinh nghiệm, kết quả nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng vào thực tế giảng dạy, giáo dục học sinh hoặc làm đồ dùng, thiết bị dạy học cấp trung học phổ thông;

h) Có khả năng hướng dẫn học sinh trung học phổ thông nghiên cứu khoa học kỹ thuật từ cấp trường trở lên;

i) Có năng lực tự học, tự bồi dưỡng để phát triển chuyên môn, nghiệp vụ của bản thân;

k) Có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện các nhiệm vụ của giáo viên trung học phổ thông hạng III và có khả năng sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc thiểu số trong một số nhiệm vụ cụ thể được giao.

Tiêu chuẩn CDNN THPT

Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên THPT hạng II – Mã số V.07.05.14

  1. Nhiệm vụ

Ngoài những nhiệm vụ của giáo viên trung học phổ thông hạng III, giáo viên trung học phổ thông hạng II còn phải thực hiện các nhiệm vụ sau:

a) Làm báo cáo viên hoặc dạy minh họa ở các lớp bồi dưỡng giáo viên từ cấp trường trở lên hoặc dạy thử nghiệm các mô hình, phương pháp, công nghệ mới; chủ trì các nội dung bồi dưỡng và sinh hoạt chuyên đề ở tổ chuyên môn hoặc tham gia xây dựng học liệu điện tử;

b) Tham gia hướng dẫn hoặc đánh giá các sản phẩm nghiên cứu khoa học và công nghệ từ cấp trường trở lên;

c) Tham gia đánh giá ngoài hoặc công tác kiểm tra chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên từ cấp trường trở lên;

d) Tham gia ban giám khảo hội thi giáo viên dạy giỏi hoặc giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi cấp trường trở lên;

đ) Tham gia ra đề hoặc chấm thi học sinh giỏi trung học phổ thông từ cấp trường trở lên;

e) Tham gia hướng dẫn hoặc đánh giá các hội thi hoặc các sản phẩm nghiên cứu khoa học kỹ thuật của học sinh trung học phổ thông từ cấp trường trở lên;

g)Tham gia các hoạt động xã hội, phục vụ cộng đồng; thu hút sự tham gia của các tổ chức, cá nhân trong việc tổ chức các hoạt động dạy học, giáo dục học sinh.

2. Tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp

Ngoài các tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp của giáo viên trung học phổ thông hạng III, giáo viên trung học phổ thông hạng II phải luôn luôn gương mẫu thực hiện các quy định về đạo đức nhà giáo.

3. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng

a) Có bằng cử nhân trở lên thuộc ngành đào tạo giáo viên đối với giáo viên trung học phổ thông.

Trường hợp môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên thì phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dành cho giáo viên trung học phổ thông theo chương trình do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành;

b) Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông hạng II.

4. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ

a) Nắm vững chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, quy định và yêu cầu của ngành, địa phương về giáo dục trung học phổ thông và triển khai thực hiện có kết quả vào nhiệm vụ được giao;

b) Có khả năng điều chỉnh kế hoạch dạy học và giáo dục phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường và địa phương; cập nhật, vận dụng linh hoạt và hiệu quả các phương pháp dạy học, giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới, phù hợp với điều kiện thực tế;

c) Có khả năng nghiên cứu, cập nhật kịp thời yêu cầu đối mới về kiến thức chuyên môn; vận dụng sáng tạo, phù hợp các hình thức, phương pháp và lựa chọn nội dung học tập, bồi dưỡng, nâng cao năng lực chuyên môn của bản thân;

d) Có khả năng đánh giá hoặc hướng dẫn đồng nghiệp nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng; đánh giá sản phẩm nghiên cứu khoa học kỹ thuật của học sinh trung học phổ thông từ cấp trường trở lên;

đ) Có khả năng vận dụng sáng tạo các hình thức, phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập và sự tiến bộ của học sinh theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh;

e) Có khả năng vận dụng có hiệu quả các biện pháp tư vấn tâm lí, hướng nghiệp và công tác xã hội trường học phù hợp với từng đối tượng học sinh trong hoạt động dạy học và giáo dục;

g) Có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện các nhiệm vụ của giáo viên trung học phổ thông hạng II và có khả năng sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc thiểu số trong một số nhiệm vụ cụ thể được giao;

h) Được công nhận là chiến sĩ thi đua cơ sở hoặc giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi cấp trường trở lên;

i) Viên chức dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông hạng II (mã số V.07.05.14) phải có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông hạng III (mã số V.07.05.15) hoặc tương đương từ đủ 09 (chín) năm trở lên (không kể thời gian tập sự), tính đến thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng.

 Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông hạng I – Mã số V.07.05.13

  1. Nhiệm vụ

Ngoài những nhiệm vụ của giáo viên trung học phổ thông hạng II, giáo viên trung học phổ thông hạng I phải thực hiện các nhiệm vụ sau:

a) Tham gia biên soạn hoặc thẩm định hoặc lựa chọn sách giáo khoa, tài liệu giáo dục địa phương hoặc các tài liệu dạy học khác và tài liệu bồi dưỡng cho giáo viên;

b) Làm báo cáo viên, chia sẻ kinh nghiệm hoặc dạy minh họa ở các lớp tập huấn, bồi dưỡng phát triển chuyên môn, nghiệp vụ giáo viên từ cấp tỉnh trở lên hoặc tham gia dạy học trên truyền hình;

c) Chủ trì các nội dung bồi dưỡng, hướng dẫn đồng nghiệp triển khai chủ trương, nội dung đổi mới của ngành hoặc sinh hoạt chuyên đề từ cấp tỉnh trở lên;

d) Tham gia đánh giá ngoài hoặc công tác kiểm tra chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên từ cấp tỉnh trở lên;

đ) Tham gia ban tổ chức hoặc ban giám khảo hoặc ban ra đề trong các hội thi của giáo viên từ cấp tỉnh trở lên;

e) Tham gia hướng dẫn hoặc đánh giá các hội thi hoặc các sản phẩm nghiên cứu khoa học kỹ thuật của học sinh trung học phổ thông từ cấp tỉnh trở lên;

g) Tham gia ra đề và chấm thi học sinh giỏi trung học phổ thông từ cấp tỉnh trở lên.

2. Tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp

Ngoài các tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp của giáo viên trung học phổ thông hạng II, giáo viên trung học phổ thông hạng I phải là tấm gương mẫu mực về đạo đức nhà giáo và vận động, hỗ trợ đồng nghiệp thực hiện tốt các quy định về đạo đức nhà giáo.

3. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng

a) Có bằng thạc sĩ trở lên thuộc ngành đào tạo giáo viên đối với giáo viên trung học phổ thông hoặc có bằng thạc sĩ trở lên chuyên ngành phù hợp với môn học giảng dạy hoặc có bằng thạc sĩ quản lý giáo dục trở lên;

b) Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông hạng I.

4. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ

a) Tích cực, chủ động thực hiện và tuyên truyền vận động, hướng dẫn đồng nghiệp thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, quy định và yêu cầu của ngành, địa phương về giáo dục trung học phổ thông vào các nhiệm vụ được giao;

b) Có khả năng hướng dẫn, hỗ trợ đồng nghiệp trong xây dựng kế hoạch và giáo dục; vận dụng những phương pháp dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh; triển khai hiệu quả hoạt động tư vấn và hỗ trợ học sinh trong hoạt động dạy học và giáo dục;

c) Có khả năng đánh giá hoặc hướng dẫn đồng nghiệp nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng; hướng dẫn, đánh giá sản phẩm nghiên cứu khoa học kỹ thuật của học sinh trung học phổ thông từ cấp tỉnh trở lên;

d) Có khả năng hướng dẫn, hỗ trợ đồng nghiệp và chia sẻ kinh nghiệm về phát triển chuyên môn của bản thân nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục;

đ) Vận dụng và hướng dẫn, hỗ trợ đồng nghiệp trong việc sử dụng các hình thức, phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và sự tiến bộ của học sinh theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh;

e) Vận dụng và hướng dẫn, hỗ trợ đồng nghiệp trong việc triển khai có hiệu quả các biện pháp tư vấn tâm lí, hướng nghiệp cho học sinh và công tác xã hội trường học, cách lồng ghép trong hoạt động dạy học và giáo dục;

g) Có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện các nhiệm vụ của giáo viên trung học phổ thông hạng I và có khả năng sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc thiểu số trong một số nhiệm vụ cụ thể được giao;

h) Được công nhận là chiến sĩ thi đua cấp bộ/ban/ngành/tỉnh trở lên; hoặc bằng khen từ cấp tỉnh trở lên; hoặc được công nhận đạt một trong các danh hiệu: giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi từ cấp tỉnh trở lên;

i) Viên chức dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông hạng I (mã số V.07.05.13) phải có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông hạng II (mã số V.07.05.14) hoặc tương đương từ đủ 06 (sáu) năm trở lên, tính đến thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng.

Chương trình bồi dưỡng CDNN THPT

Chương trình bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp THPT

 Chương trình bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp THPT hạng II

  • Căn cứ vào quyết định số 2509/QĐ-BGDĐT ngày 22 tháng 07 năm 2016 về việc ban hành chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông hạng II

Nội dung chương trình học gồm:

  1. Khối lượng kiến thức và thời gian bồi dưỡng

a) Chương trình gồm có 03 phần:

– Phần I: Kiến thức về chính trị, quản lý nhà nước và các kỹ năng chung (gồm 4 chuyên đề);

– Phần II: Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp chuyên ngành và đạo đức nghề nghiệp (gồm 6 chuyên đề);

– Phần III: Tìm hiểu thực tế và viết thu hoạch.

b) Thời gian bồi dưỡng:

– Tổng thời gian là 6 tuần x 5 ngày làm việc/tuần x 8 tiết/ngày = 240 tiết.

– Phân bổ thời gian:

+ Lý thuyết, thảo luận, thực hành: 176 tiết

+ Ôn tập: 10 tiết

+ Kiểm tra: 06 tiết

+ Tìm hiểu thực tế và viết thu hoạch: 44 tiết

+ Công tác tổ chức lớp (khai giảng, bế giảng): 04 tiết

  1. Cấu trúc chương trình
TTNội dungSố tiết
TổngLý thuyếtThảo luận, thực hành
IPhần I: Kiến thức về chính trị, quản lý nhà nước và các kỹ năng chung603228
1Lý luận về nhà nước và hành chính nhà nước1284
2Chiến lược và chính sách phát triển giáo dục và đào tạo1284
3Quản lý giáo dục và chính sách phát triển giáo dục trong cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa1284
4Giáo viên THPT với công tác tư vấn học sinh trong trường THPT1688
 Ôn tập và kiểm tra phần I8 8
IIPhần II: Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp chuyên ngành và đạo đức nghề nghiệp1327656
5Tổ chức hoạt động dạy học, xây dựng và phát triển kế hoạch giáo dục ở trường THPT20128
6Phát triển năng lực nghề nghiệp giáo viên THPT hạng II20128
7Dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở trường THPT20128
8Thanh tra kiểm tra và một số hoạt động đảm bảo chất lượng trường THPT24168
9Sinh hoạt tổ chuyên môn và công tác bồi dưỡng giáo viên trong trường THPT20128
10Xây dựng mối quan hệ trong và ngoài nhà trường để nâng cao chất lượng giáo dục và phát triển trường THPT20128
 Ôn tập và kiểm tra phần II8 8
IIIPhần III: Tìm hiểu thực tế và viết thu hoạch44440
1Tìm hiểu thực tế24 24
2Hướng dẫn viết thu hoạch44 
3Viết thu hoạch16 16
 Khai giảng, bế giảng4 4
 Tổng cộng:240112128

 

 Chương trình bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp THPT hạng I

  • Căn cứ quyết định số 2510/QĐ-BGDĐT ngày 22 tháng 07 năm 2026 về việc ban hành chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông hạng I

Nội dung chương trình gồm:

  1. Khối lượng kiến thức và thời gian bồi dưỡng

a) Chương trình gồm có 03 phần:

– Phần I: Kiến thức về chính trị, quản lý nhà nước và các kỹ năng chung (gồm 4 chuyên đề);

– Phần II: Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp chuyên ngành và đạo đức nghề nghiệp (gồm 6 chuyên đề);

– Phần III: Tìm hiểu thực tế và viết thu hoạch.

b) Thời gian bồi dưỡng:

– Tổng thời gian là 6 tuần x 5 ngày làm việc/tuần x 8 tiết/ngày = 240 tiết.

– Phân bổ thời gian:

+ Lý thuyết, thảo luận, thực hành: 176 tiết

+ Ôn tập: 10 tiết

+ Kiểm tra: 06 tiết

+ Tìm hiểu thực tế và viết thu hoạch: 44 tiết

+ Công tác tổ chức lớp (khai giảng, bế giảng): 04 tiết

2) Cấu trúc chương trình

TTNội dungSố tiết
TổngLý thuyếtThảo luận, thực hành
IPhần I: Kiến thức về chính trị, quản lý nhà nước và các kỹ năng chung603228
1Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa1284
2Xu hướng quốc tế và đổi mới giáo dục phổ thông Việt Nam1284
3Xu hướng đổi mới quản lý giáo dục phổ thông và quản trị trường THPT1284
4Động lực và tạo động lực cho giáo viên1688
 Ôn tập và kiểm tra phần I8 8
IIPhần II: Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp chuyên ngành và đạo đức nghề nghiệp1327656
5Quản lý hoạt động dạy học và phát triển chương trình giáo dục nhà trường THPT20128
6Phát triển năng lực nghề nghiệp giáo viên THPT hạng I20128
7Dạy học và bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh năng khiếu trong trường THPT20128
8Đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục trường THPT24168
9Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng ở trường THPT20128
10Xây dựng môi trường văn hóa, phát triển thương hiệu nhà trường và liên kết, hợp tác quốc tế20128
 Ôn tập và kiểm tra phần II8 8
IIIPhần III: Tìm hiểu thực tế và viết thu hoạch44440
1Tìm hiểu thực tế24 24
2Hướng dẫn viết thu hoạch44 
3Viết thu hoạch16 16
 Khai giảng, bế giảng4 4
 Tổng cộng:240112128
Mẫu chứng chỉ chức danh nghề nghiệp

 Khoá học bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp THPT

Công ty Cổ phần Giáo dục Thiên Kỳ phối hợp với các trường uy tín hàng đầu trong việc tổ chức đào tạo và cấp chứng chỉ về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, chúng tôi liên tục tuyển sinh các lớp chức danh nghề nghiệp giáo viên THPT, khoá đào tạo trong thời gian ngắn, lịch học sắp xếp linh hoạt, có lớp học online và offlline phù hợp với mọi nhu cầu của học viên. Chúng tôi cam kết chứng chỉ chuẩn Bộ và hỗ trợ tối đa cho học viên trong cả khoá học.

Nếu quan tâm đến khoá học bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên THPT  bạn có thể đăng ký hoặc liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và thông tin lịch học phù hợp nhất.

Mọi chi tiết liên hệ:

Công ty cổ phần giáo dục Thiên Kỳ

Add: Tầng 3, Số 11B, Ngõ 1 Quan Nhân, Thanh Xuân, Hà Nội

Website: thienky.edu.vn

Email: thienky.edu@gmail.com

Page: Công ty cổ phần Giáo dục Thiên Kỳ

Hotline: 0969 328 797

 

Rate this post
nhà cái kubet
0964.799.796
Chat Zalo
0969.328.797