Chứng chỉ chức danh nghề nghiệp và những điều cần biết!!!
Nội dung bài viết
Chứng chỉ chức danh nghề nghiệp và những điều cần biết!!!
Chứng chỉ chức danh nghề nghiệp là gì?
Bồi dưỡng là hoạt động trang bị, cập nhật, nâng cao kiến thức, kỹ năng làm việc.
Chức danh nghề nghiệp là tên gọi thể hiện trình độ và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của viên chức trong từng lĩnh vực nghề nghiệp.
“ Hạng chức danh nghề nghiệp” là cấp độ thể hiện trình độ, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của viên chức trong từng lĩnh vực nghề nghiệp;
“Thăng hạng chức danh nghề nghiệp” là việc viên chức được bổ nhiệm giữ chức danh nghề nghiệp ở hạng cao hơn trong cùng một lĩnh vực nghề nghiệp.
Căn cứ vào mức độ phức tạp công việc của chức danh nghề nghiệp, các chức danh nghề nghiệp viên chức trong cùng một lĩnh vực sự nghiệp được xếp hạng từ cao xuống thấp
Chứng chỉ chức danh nghề nghiệp bao gồm:
– Chứng chỉ chức danh nghề nghiệp hạng 1;
– Chứng chỉ chức danh nghề nghiệp hạng 2;
– Chứng chỉ chức danh nghề nghiệp hạng 3;
– Chứng chỉ chức danh nghề nghiệp hạng 4;
– Chứng chỉ chức danh nghề nghiệp hạng 5;
Chứng chỉ chức danh nghề nghiệp để làm gì?
Chứng chỉ chức danh nghề nghiệp là một trong những điều kiện để viên chức được đăng ký dự thi thăng hạng, xét bổ nhiệm vào hạng và được học chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp cao hơn liền kề.
Chứng chỉ chức danh nghề nghiệp có giá trị thay thế chứng chỉ chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch công chức tương ứng.
Chứng chỉ chức danh nghề nghiệp viên chức cùng hạng ở các chuyên ngành khác nhau có giá trị thay thế cho nhau.
Chương trình, tài liệu bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức, thời gian thực hiện tối thiểu là 06 tuần, tối đa là 08 tuần, gồm:
- Chương trình, tài liệu bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp hạng 4;
- Chương trình, tài liệu bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp hạng 3;
- Chương trình, tài liệu bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp hạng 2;
- Chương trình, tài liệu bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp hạng 1.
Mẫu chứng chỉ chức danh nghề nghiệp
Đặc điểm nhận dạng chứng chỉ kế toán trưởng của Bộ Giáo dục – Đào tạo.
+ Màu sắc: Mặt ngoài màu đỏ tươi, mặt trong có in nổi vân hoa
+ Kích thước: Khổ A5
+ GÓC TRÁI phía dưới có tem của Học viện quản lý giáo dục
+ Có số hiệu và xếp hạng ở dưới ảnh
Học chức danh nghề nghiệp online
Thực hiện chỉ thị số 16,19 của thủ tướng chính phủ về phòng trống dịch covid và căn cứ vào diễn biến dịch bệnh do vậy hình thức học sẽ chuyển từ học trực tiếp sang học trực tuyến (Online).
Chứng chỉ chức danh nghề nghiệp có thời hạn không?
Căn cứ quy định này, có thể khẳng định:
– Chứng chỉ chức danh hạng cao hơn hạng hiện tại giáo viên được bổ nhiệm thì giáo viên có thể sử dụng chứng chỉ đó cho việc thăng hạng sau này.
– Giáo viên cần phải bổ sung chứng chỉ chức danh nghề nghiệp của hạng hiện giữ nếu còn thiếu để đáp ứng đủ trình độ, tiêu chuẩn của hạng hiện giữ.
Ngoài ra, cũng theo quy định tại Công văn này, khi giáo viên ở cấp học này được chuyển sang cấp học khác cùng hạng chức danh nghề nghiệp thì vẫn được sử dụng chứng chỉ chức danh nghề nghiệp
Nói tóm lại, chứng chỉ chức danh nghề nghiệp của giáo viên không có thời hạn. Nếu giáo viên nào có chứng chỉ hạng cao thì có thể bảo lưu để sử dụng sau khi thăng hạng.
Có nên học chứng chỉ chức danh nghề nghiệp?
Chứng chỉ chuẩn chức danh nghề nghiệp là một trong những tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ.
Căn cứ Điều 32 nghị định số 115/2020/NĐ-CP quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức có nêu rõ:
Điều 32. Tiêu chuẩn, điều kiện đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp
Viên chức được đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng lên chức danh nghề nghiệp cao hơn liền kề khi có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện sau:
a) Được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên trong năm công tác liền kề trước năm dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp; có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp tốt; không trong thời hạn xử lý kỷ luật, không trong thời gian thực hiện các quy định liên quan đến kỷ luật viên chức quy định tại Điều 56 Luật Viên chứcđược sửa đổi, bổ sung tại khoản 8 Điều 2 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức;
b) Có năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để đảm nhận chức danh nghề nghiệp ở hạng cao hơn liền kề hạng chức danh nghề nghiệp hiện giữ trong cùng lĩnh vực nghề nghiệp;
c) Đáp ứng yêu cầu về văn bằng, chứng chỉ và yêu cầu khác của tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp dự thi hoặc xét thăng hạng;
Trường hợp viên chức được miễn thi môn ngoại ngữ, tin học theo quy định tại khoản 6 và khoản 7 Điều 39 Nghị định này thì đáp ứng yêu cầu về tiêu chuẩn ngoại ngữ, tin học của chức danh nghề nghiệp dự thi hoặc xét thăng hạng;
d) Đáp ứng yêu cầu về thời gian công tác tối thiểu giữ chức danh nghề nghiệp hạng dưới liền kề theo yêu cầu của tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp dự thi hoặc xét thăng hạng.
Trường hợp viên chức trước khi được tuyển dụng, tiếp nhận đã có thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo đúng quy định của Luật bảo hiểm xã hội, làm việc ở vị trí việc làm có yêu cầu về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp (nếu có thời gian công tác không liên tục mà chưa nhận trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần thì được cộng dồn) và thời gian đó được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng tính làm căn cứ xếp lương ở chức danh nghề nghiệp hiện giữ thì được tính là tương đương với hạng chức danh nghề nghiệp hiện giữ.
Trường hợp có thời gian tương đương thì phải có ít nhất 01 năm (đủ 12 tháng) giữ chức danh nghề nghiệp hạng dưới liền kề so với hạng chức danh nghề nghiệp dự thi hoặc xét tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng.
Các Bộ quản lý chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành quy định cụ thể tiêu chuẩn, điều kiện thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp đối với viên chức thuộc ngành, lĩnh vực được giao quản lý, sau khi thống nhất với Bộ Nội vụ.
Công ty Cổ phần giáo dục Thiên Kỳ
Phòng tuyển sinh
Địa chỉ: Tầng 3, phòng 301, Số 11B ngõ 1 Phố Quan Nhân – Thanh Xuân – Hà Nội.
Phone: 0969 328 797
Mail: thienky.edu@gmail.com
Website: thienky.edu.vn