Lãnh đạo cấp phòng là gì? Tiêu chuẩn bổ nhiệm lãnh đạo cấp phòng
Lãnh đạo cấp phòng là gì? Có vai trò và nhiệm vụ như thế nào? Điều kiện để được bổ nhiệm lãnh đạo cấp phòng là gì? Giáo dục Thiên Kỳ sẽ cung cấp cho các bạn trong bài viết dưới đây.
Nội dung bài viết
Lãnh đạo cấp phòng là gì?
Lãnh đạo cấp phòng là những cán bộ, công chức có trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ, có phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, tác phong và lề lối làm việc, có năng lực lãnh đạo, điều hành, tổ chức thực hiện nhiệm vụ và có trách nhiệm trong công tác được cơ quan bổ nhiệm giữ vị trí lãnh đạo quản lý cấp phòng ban.
Vị trí và vai trò lãnh đạo cấp phòng
Quản lý cấp phòng chiếm một vị trí quan trọng trong cơ quan hành chính nhà nước, đó là:
+ Nơi chuyển tải và tổ chức thực hiện các quyết định của cấp trên trực tiếp và phản ánh những yêu cầu, nguyện vọng, đề xuất của công chức đơn vị với lãnh đạo cấp trên.
+ Nơi tham mưu, giúp thủ trưởng cơ quan, đơn vị quản lý các lĩnh vực công tác chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ mà phòng được phân công.
Vai trò của lãnh đạo cấp phòng là gì?
+ Là người quản lý nhân viên, quản lý các hoạt động trong phòng ban của mình;
+ Là người đưa ra kế hoạch, điều hành công việc, và phân công nhiệm vụ cho nhân viên phòng ban của mình;
+ Là người dẫn đầu, điều tiết, điều hoà công việc, cũng là người truyền cảm hứng, động lực cho nhân viên trong quá trình làm việc.
Có thể thấy, vị trí vai trò của người lãnh đạo cấp phòng là rất quan trọng và cần thiết, đó là nơi đầu nguồn trong quá trình vận hành, hoạt động của phòng, ban trong cơ quan hành chính nhà nước.
Chức năng, nhiệm vụ của lãnh đạo cấp phòng
Tại các cơ quan nhà nước hiện nay, Lãnh đạo cấp phòng bao gồm: Trưởng phòng và các Phó trưởng phòng, có chức năng nhiệm vụ quan trọng trong quá trình hoạt động của các phòng ban.
Trong Luật Cán bộ, Công chức năm 2008 có quy định rất rõ về chức năng nhiệm vụ của lãnh đạo cấp phòng gồm:
+ Xây dựng, trình thủ trưởng cơ quan để thủ trưởng cơ quan trình cấp có thẩm quyền các đề án, dự án;
+ Xây dựng, trình thủ trưởng cơ quan, đơn vị ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện công tác chuyên môn theo quy định của pháp luật;
+ Xây dựng, trình thủ trưởng cơ quan, đơn vị ban hành các quyết định, quy hoạch, kế hoạch dài hạn, hằng năm thuộc lĩnh vực quản lý của phòng;
+ Tổ chức thực hiện công tác chuyên môn của phòng; đôn đốc hướng dẫn, kiểm tra tình hình thực hiện lĩnh vực công tác do phòng quản lý;
+ Trực tiếp quản lý con người, cơ sở vật chất, tài chính của phòng;
+ Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của thủ trưởng cơ quan;
Xem thêm: Tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng lãnh đạo cấp phòng
Tiêu chuẩn bổ nhiệm lãnh đạo cấp phòng thuộc sở
Bổ nhiệm là việc cán bộ, công chức được quyết định giữ một chức vụ lãnh đạo, quản lý hoặc một ngạch theo quy định của pháp luật. Để được bổ nhiệm vào vị trí lãnh đạo cấp phòng, người được bổ nhiệm cần đạt đủ điều kiện bổ nhiệm lãnh đạo cấp phòng, đạt được tiêu chuần lãnh đạo cấp phòng đưa ra cho vị trí lãnh đạo của mình.
Điều kiện bổ nhiệm lãnh đạo cấp phòng
+ Bảo đảm tiêu chuẩn chung, tiêu chuẩn chức danh và tiêu chuẩn cụ thể của chức vụ bổ nhiệm;
+ Phải được quy hoạch chức vụ bổ nhiệm nếu là nguồn nhân sự tại chỗ hoặc được quy hoạch chức vụ tương đương nếu là nguồn nhân sự từ nơi khác;
+ Có hồ sơ, lý lịch cá nhân được xác minh, có bản kê khai tài sản, thu nhập;
+ Đáp ứng điều kiện về độ tuổi;
+ Có đủ sức khoẻ để hoàn thành nhiệm vụ và chức trách được giao;
+ Không thuộc các trường hợp bị cấm đảm nhiệm chức vụ của Đảng và của pháp luật; không đang trong thời hạn xử lý kỷ luật, không trong thời gian thực hiện các quy định liên quan đến kỷ luật.
Tiêu chuẩn lãnh đạo cấp phòng
Tiêu chuẩn chung
+ Về chính trị tư tưởng: Trung thành với lợi ích của Đảng, của quốc gia, dân tộc và nhân dân; kiên định chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh….
+ Về đạo đức, lối sống, ý thức tổ chức kỷ luật: Có phẩm chất đạo đức trong sáng; lối sống trung thực, khiêm tốn, chân thành, giản dị; cần, kiệm, liêm chính, chí công vô tư.
+ Về trình độ: Có trình độ chuyên môn, lý luận chính trị, quản lý nhà nước đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ được giao và theo quy định của Đảng, Nhà nước; trình độ tin học, ngoại ngữ cần thiết và phù hợp.
+ Về năng lực và uy tín: Có tư duy đổi mới, có tầm nhìn, phương pháp làm việc khoa học; có năng lực tổng hợp, phân tích và dự báo.
+ Về sức khỏe, độ tuổi và kinh nghiệm: Đủ sức khỏe để thực hiện nhiệm vụ; bảo đảm tuổi bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử theo quy định; có kinh nghiệm lãnh đạo, quản lý.
Tiêu chuẩn cụ thể
Hiện nay để bổ nhiệm vị trí lãnh đạo, quản lý cấp phòng cho các đơn vị, tổ chức thì mỗi một Bộ, Ban, Ngành ngoài những tiêu chuẩn chung bắt buộc thì mỗi đơn vị, tổ chức đều có những tiêu chuẩn cụ thể riêng cho từng vị trí.
Tiêu chuẩn về chức danh Trưởng phòng
– Vị trí, chức trách: Trưởng phòng là người đứng đầu phòng, chịu trách nhiệm chính trong mọi hoạt động của phòng.
– Nhiệm vụ:
+ Tổ chức quản lý, điều hành công việc của phòng;
+ Phân công nhiệm vụ cụ thể cho các công chức, viên chức và người lao động trong phòng;
+ Kiểm soát việc chấp hành và tuân thủ các quy định của Đảng, pháp luật của nhà nước trong quá trình giải quyết các công việc của phòng;
+ Quản lý việc chấp hành chế độ về thời gian làm việc; nội quy, quy chế làm việc của cơ quan.
+ Thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công, phân cấp của Thủ trưởng đơn vị.
+ Sơ kết, tổng kết, đánh giá kết quả hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ được giao của phòng và đề ra phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp tổ chức thực hiện.
+ Quản lý, sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả tài sản được Bộ, đơn vị giao theo quy định
– Về kinh nghiệm lãnh đạo, quản lý:
+ Có thời gian công tác trong ngành tối thiểu từ 05 năm trở lên, trong đó có tối thiểu 03 năm làm công tác trong lĩnh vực chuyên môn, chuyên ngành được giao.
+ Có thời gian đảm nhiệm chức vụ quản lý Phó Trưởng phòng hoặc tương đương tối thiểu từ 01 năm trở lên (trường hợp bổ nhiệm tại chỗ).
-Về trình độ chuyên môn nghiệp vụ:
+ Tốt nghiệp đại học hoặc tốt nghiệp thạc sỹ;
+ Có bằng tốt nghiệp trung cấp lý luận chính trị hoặc tương đương trở lên.
+ Đã được bổ nhiệm ngạch chuyên viên hoặc tương đương trở lên hoặc các chức danh nghề nghiệp tương đương trở lên.
+ Có chứng chỉ quản lý nhà nước ngạch chuyên viên chính trở lên.
+ Có chứng chỉ bồi dưỡng lãnh đạo, quản lý cấp phòng và tương đương trở lên.
Tiêu chuẩn chức danh Phó trưởng phòng
– Vị trí, chức trách: Phó Trưởng phòng là người giúp việc cho Trưởng phòng.
– Nhiệm vụ:
+ Tổ chức thực hiện các công việc chuyên môn, nghiệp vụ theo phân công hoặc ủy quyền của Trưởng phòng;
+ Chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các công chức, viên chức, người lao động trong việc thực hiện nhiệm vụ thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách;
+ Tham mưu, đề xuất với Trưởng phòng các chủ trương, biện pháp quản lý nhà nước;
+ Báo cáo, đề xuất với Trưởng Phòng phương án xử lý các vấn đề phát sinh, vướng mắc vượt quá thẩm quyền giải quyết trong lĩnh vực được phân công phụ trách;
+ Thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công của Trưởng phòng.
– Về kinh nghiệm lãnh đạo, quản lý: Có thời gian công tác trong ngành tối thiểu từ 03 năm trở lên, trong đó có tối thiểu 02 năm làm công tác trong lĩnh vực chuyên môn, chuyên ngành được giao.
– Về trình độ chuyên môn nghiệp vụ:
+ Tốt nghiệp đại học hoặc tốt nghiệp thạc sỹ, tiến sỹ có chuyên ngành phù hợp với lĩnh vực chuyên môn được giao.
+ Đã được bổ nhiệm ngạch chuyên viên hoặc tương đương trở lên hoặc các chức danh nghề nghiệp tương đương trở lên.
+ Có chứng chỉ quản lý nhà nước ngạch chuyên viên trở lên.
+ Có chứng chỉ bồi dưỡng lãnh đạo, quản lý cấp phòng và tương đương trở lên.
Xem thêm: Kỹ năng lập và tổ chức thực hiện kế hoạch công tác của lãnh đạo cấp phòng
Quy định về số lượng lãnh đạo cấp phòng
Quy trình bổ nhiệm lãnh đạo cấp phòng thuộc sở
Quy định trưởng phòng, phó phòng chuyên môn thuộc sở như sau: Mỗi một phòng ban đều sẽ có duy nhất 01 Trưởng phòng, còn lại là cấp phó trưởng phòng, cấp phó trưởng phòng ở phòng ban quy định về số lượng đó là:
– Trường hợp được bố trí 01 Phó Trường phòng gồm:
+ Phòng thuộc sở của thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh có dưới 10 biên chế công chức;
+ Phòng thuộc sở của cấp tỉnh loại I có dưới 09 biên chế công chức;
+ Phòng thuộc sở của cấp tỉnh loại II và loại III có dưới 08 biên chế công chức.
– Trường hợp được bố trí không quá 02 Phó Trường phòng gồm:
+ Phòng thuộc sở của thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh có từ 10 đến 14 biên chế công chức;
+ Phòng thuộc sở của cấp tỉnh loại I có từ 09 đến 14 biên chế công chức;
+ Phòng thuộc sở của cấp tỉnh loại II và loại III có từ 08 đến 14 biên chế công chức.
– Trường hợp phòng thuộc sở có từ 15 biên chế công chức trở lên được bố trí không quá 03 Phó Trưởng phòng.
Quy định về bổ nhiệm lãnh đạo cấp phòng đơn vị sự nghiệp công lập
Mỗi phòng ban sẽ có 01 Trưởng phòng, còn lại phó trưởng phòng sẽ được quy định như sau:
+ Đối với đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên: Số lượng cấp phó của các đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ được bố trí bình quân không quá 03 người trên một đơn vị.
+ Đối với phòng thuộc đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên, đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên:
+ Có từ 07 đến 09 người làm việc là viên chức được bố trí 01 Phó Trưởng phòng;
+ Có từ 10 người làm việc là viên chức trở lên được bố trí không quá 02 Phó Trưởng phòng.
Các yếu tố cản trở trong lãnh đạo cấp phòng
Để có thể quản lý hay lãnh đạo tốt, người lãnh đạo cần có trình độ, khả năng và bản lĩnh chính trị vững vàng . Nhưng trong quá trình quản lý sẽ có các yếu tố cản trở lãnh đạo cấp phòng thực hiện tốt vai trò chức trách lãnh đạo của mình, những yếu tố xuất phát từ bản thân người lãnh đạo, từ cấp dưới và trong quá trình hoạt động làm việc.
Yếu tố cản trở từ bản thân
+ Về năng lực: phải có tầm nhìn, cụ thể hóa đường lối chính sách, xây dựng pháp luật; quản lý và tổ chức thực hiện chính sách Nhà nước;
+ Về kinh nghiệm công tác: phải có kinh nghiệm công tác tối thiểu 3 năm trong lĩnh vực công tác, vị trí đang làm;
+ Về trình độ: Tốt nghiệp đại học trở lên phù hợp với ngành, lĩnh vực công tác;
+ Về trình độ quản lý: đề nghị yêu cầu phải bổ nhiệm vào một ngạch công chức tương ứng với yêu cầu của vị trí việc làm, đồng thời phải có chứng chỉ quản lý nhà nước theo chức danh bổ nhiệm;
+ Về trình độ tin học, ngoại ngữ: không quy định cụ thể mà thực hiện theo quy định riêng của từng Bộ, ngành, địa phương.
Yếu tố cản trở từ cấp dưới
Mỗi một phòng ban hay một tổ chức để vận hành và hoạt động tốt thì ngoài việc người quản lý cấp phòng có trình độ, có khả năng còn cần sự góp sức của nhân viên cấp dưới trong phòng ban đó, nên nhân viên cấp dưới cũng ảnh hưởng rất lớn đến công tác lãnh đạo cấp phòng:
+ Trình độ năng lực: sự chuyên nghiệp, thành thạo về chuyên môn của cấp dưới có ảnh hưởng đến năng lực lãnh đạo cấp phòng
+ Tính cách: Khi cấp dưới là những cá nhân xuất sắc, đã trưởng thành, nhiều kinh nghiệm sẽ giúp cho việc ban hành quyết định lãnh đạo cấp phòng dễ dàng hơn và ngược lại
+ Khả năng làm việc: cấp dưới biết nắm bắt, có định hướng và biết xây dựng trong công việc thì sự vận hành trong lãnh đạo cấp phòng sẽ thuận lợi và trơn tru hơn. Ngược lại, cấp dưới có sức ì, không có chí tiến thủ, không cố gắng, làm việc dập khuôn thì người lãnh đạo cấp phòng sẽ vất vả hơn rất nhiều trong quá trình quản lý.
+ Động cơ, động lực làm việc và kỳ vọng của nhân viên: động lực sẽ thúc đẩy, chỉ đạo hành vi con người, tăng cường cho con người nhiệt huyết thực hiện công việc, tăng cường tính bền bỉ cho con người trong hành động. Và sự kỳ vọng sẽ làm thúc đẩy quá trình lãnh đạo tốt hơn, hoàn thiện hơn.
Yếu tố cản trở từ môi trường làm việc
Ngoài những yếu tố chủ quan và khách quan, thì trong môi trường làm việc, trong quá trình vận hành cũng có rất nhiều những yếu tố có thể cản trở đến công tác lãnh đạo cấp phòng:
+ Về cơ chế quản lý: lãnh đạo cấp phòng không có quyền hạn trực tiếp trong việc tuyển dụng, đào tạo, khen thưởng, điều chuyển, sa thải… nhân viên thuộc lĩnh vực quản lý của mình dẫn tới những bất cập trong đội ngũ không được giải quyết triệt để.
+ Ngoài ra còn có cản trở từ các yếu tố khác như: bối cảnh kinh tế, chính trị chi phối, sự bất cập trong các văn bản chỉ đạo điều hành, sự chậm trễ trong các thủ tục hành chính… khiến cho việc lãnh đạo quản lý gặp nhiều khó khăn
Một số giải pháp đối với công tác lãnh đạo cấp phòng:
Bên cạnh những khó khăn thách thức sẽ có những giải pháp để người lãnh đạo cấp phòng có thể khắc phục được những khó khăn trong công tác lãnh đạo của mình, giải pháp đưa ra đó là:
+ Người lãnh đạo cần phải rèn luyện bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất đạo đức trong sáng, trung thực, thẳng thắn,…;
+ Có năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ;
+ Làm việc theo quy chế, quy trình cụ thể; phải bám sát thực tiễn, phát hiện các vấn đề mới nảy sinh, đề xuất các biện pháp để giải quyết kịp thời, hiệu quả;
+ Kịp thời biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc để khích lệ tinh thần tìm tòi, nghiên cứu, sáng tạo, nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác;
+ Có cơ chế, giải pháp để cán bộ, công chức cơ quan có nguồn thu nhập tăng thêm chính đáng, nhằm nâng cao đời sống vật chất, tạo động lực, đảm bảo để cán bộ, công chức an tâm công tác và cống hiến.
Bài viết trên đây chúng tôi đã đưa ra cái nhìn tổng quan về lãnh đạo quản lý cấp phòng. Hy vọng thông qua bài viết này các bạn cũng đã cung cấp được đến cho các bạn thông tin cơ bản về người lãnh đạo, quản lý cấp phòng, góp phần để các bạn có cái nhìn rõ hơn về vị trí của một người lãnh đạo, quản lý cấp phòng là như thế nào.
Mọi chi tiết liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN GIÁO DỤC THIÊN KỲ
Add: Tầng 3, Số 11B, Ngõ 1 Quan Nhân, Thanh Xuân, Hà Nội
Website: thienky.edu.vn
Email: thienky.edu@gmail.com
Page: Công ty cổ phần Giáo dục Thiên Kỳ
Hotline: 0969 328 797