Tin tức Chuyên viên

Chuyên viên là gì? Ngạch chuyên viên theo quy định mới nhất

Chuyên viên là gì? Ngạch chuyên viên là gì? Và ngạch chuyên viên hiện nay đang được sắp xếp như thế nào đang là những câu hỏi nhận được nhiều sự quan tâm của quý độc giả. Bài viết này sẽ đưa ra những khái niệm và thông tin chuẩn nhất về vấn đề này theo quy định của pháp luật hiện hành.

Chuyên viên là gì?

Chuyên viên là tên gọi được sử dụng trong các ngành nghề truyền thống như bác sĩ, kỹ sư, luật sư, kiến trúc sư và hiện tại còn được áp dụng cho cả các công việc, lĩnh vực như: y tá, kế toán, giáo dục, nhà khoa học và nhiều ngành nghề hơn nữa. Nhiều công ty sử dụng chức danh nghề nghiệp chuyên viên để ngụ ý chất lượng tay nghề hay dịch vụ của đội ngũ này. Tuy nhiên dưới góc độ hành chính thì chuyên viên là chức danh được định nghĩa như sau:

Chuyên viên là công chức hành chính có yêu cầu chuyên môn nghiệp vụ cơ bản về một hoặc một số lĩnh vực các trong cơ quan, tổ chức hành chính từ cấp huyện trở lên, có trách nhiệm tham mưu, tổng hợp và triển khai thực hiện chế độ, chính sách theo ngành, lĩnh vực hoặc địa phương.

Theo Luật Cán bộ, công chức thì Chuyên viên là Ngạch công chức hành chính xếp cho người có trình độ chuyên môn nghiệp vụ ở bậc đại học với nhiệm vụ giúp lãnh đạo cơ quan, tổ chức nhà nước tổ chức quản lý một lĩnh vực hoặc một vấn đề nghiệp vụ.

Ví dụ: Chuyên viên hành chính trong các cơ quan nhà nước; chuyên viên Y tế trong các cơ sở Y tế, bệnh viện công; chuyên viên pháp chế tại các cơ quan pháp lý…

chuyen vien
Chức danh chuyên viên

 

Xem thêm: Tuyển sinh lớp quản lý nhà nước ngạch chuyên viên năm 2021

Nhiệm vụ của chuyên viên

Theo điểm 2 điều 7 Thông tư 11/2011/TT-BNV quy định nhiệm vụ của chuyên viên bao gồm:

+ Xây dựng kế hoạch, quy hoạch, các quy định cụ thể để triển khai nhiệm vụ quản lý nhà nước thuộc ngành, lĩnh vực; tham gia xây dựng cơ chế, các quyết định cụ thể của từng nội dung quản lý theo quy định của pháp luật, phù hợp với tình hình thực tế;

+ Nghiên cứu giải quyết theo thẩm quyền hoặc tham mưu trình cấp có thẩm quyền quyết định xử lý các vấn đề cụ thể; phối hợp với các đồng nghiệp thực hiện các công việc có liên quan;

+ Hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra và đề xuất các biện pháp để thực hiện các quy định hoặc quyết định quản lý đạt kết quả;

+ Tham gia kiểm tra, thu thập thông tin, thống kê, quản lý hồ sơ, lưu trữ tư liệu, số liệu nhằm phục vụ cho công tác quản lý nhà nước được chặt chẽ, chính xác, đúng nguyên tắc;

+ Chủ động phối hợp với các đơn vị liên quan và phối hợp với các công chức khác triển khai công việc, làm đúng thẩm quyền và trách nhiệm được giao;

+ Tổng hợp tình hình, tiến hành phân tích tổng kết, đánh giá hiệu quả công việc và báo cáo cấp trên;

+ Tập hợp ý kiến phản ánh của nhân dân về các vấn đề liên quan đến lĩnh vực được giao theo dõi để nghiên cứu đề xuất cấp trên. Trực tiếp thực thi thừa hành công vụ, nhiệm vụ và thực hiện các nhiệm vụ khác khi được cấp trên giao.

Chế độ chuyên viên là gì?

Chế độ chuyên viên là một hệ thống được quy định và hoạt động dựa trên những quy định đó. Đây là hình thức làm việc được áp dụng đối với công tác nghiên cứu, tham mưu tổng hợp, có tính chuyên sâu về chuyên môn, nghiệp vụ. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị (lãnh đạo Vụ, Cục) quản lý, quyết định đúng trách nhiệm và thẩm quyền; chuyên viên được có ý kiến độc lập về nội dung tham mưu tổng hợp thuộc lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ được phân công theo dõi.

Vien chức ngạch chuyên viên
Chức vụ chuyên viên

 

Xem thêm: Chứng chỉ quản lý hành chính nhà nước

Chuyên viên là công chức loại gì?

Có nhiều cách để phân loại công chức:

– Theo trình độ đào tạo: Theo tiêu chí này, công chức được chia thành 4 loại đó là A,B,C và D. Công chức loại A sẽ là những người có trình độ đào tạo bậc đại học trở lên; Công chức loại B là những người có trình độ đào tạo từ Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp; Công chức loại C là những người có trình độ chuyên môn bậc sơ cấp còn Công chức loại D sẽ là những người có trình độ đào tạo chuyên môn dưới sơ cấp.

– Xét theo vị trí làm việc: Công chức được chia thành hai loại, loại thứ nhất đó là công chức lãnh đạo và loại thứ hai đó là công chức chuyên môn.

Chuyên viên là công chức loại A1 cùng với các ngạch khác xếp chung loại A1 đó là: Các chấp hành viên thuộc quận, huyện, thị xã hoặc là thành phố trực thuộc tỉnh; Công chứng viên; Thanh tra viên; Kế toán viên; Kiểm soát viên thuế; Kiểm soát viên ngân hàng; Kiểm toán viên; Kiểm tra viên hải quan; Kiểm dịch viên động vật, thực vật; Kiểm soát viên đê điều; Kiểm viên lâm chính; Kiểm soát viên thị trường; Thống kê viên; Thẩm kế viên; Kiểm tra viên thuế; Thẩm tra viên; Thư ký thi hành án…

Ngạch chuyên viên

Ngạch chuyên viên là gì?

Ngạch chuyên viên là công chức chuyên môn, nghiệp vụ trong hệ thống quản lý Nhà nước và quản lý sự nghiệp giúp việc cho lãnh đạo các đơn vị (Phòng, Ban, sở, Vụ, Cục…) tổ chức quản lý một lĩnh vực hoặc một vấn đề nghiệp vụ liên quan. Ngạch chuyên viên thường làm việc từ cấp Quận, huyện trở lên đến Cục – Vụ.

Trong hệ thống hành chính thứ bậc của Việt Nam hiện nay, những cán bộ – công chức – viên chức – nhân viên được phân thành từng ngạch (bao gồm những người tương đương về năng lực, nghiệp vụ) và trong một ngạch có các bậc lương tương ứng. Hiện nay ở Việt Nam theo ngạch công chức có 5 ngạch sau:

– Ngạch Chuyên viên cao cấp (01.001) – Hoặc tương đương (VD: Thanh tra viên cao cấp, Kiểm toán viên cao cấp, Kế toán viên cao cấp…)

– Ngạch Chuyên viên chính (01.002) – Hoặc tương đương (VD: Thanh tra viên chính, Kiểm toán viên chính, Kế toán viên chính…)

Ngạch Chuyên viên (01.003) – Hoặc tương đương (VD: Thanh tra viên, Kiểm toán viên, kế toán viên…)

– Ngạch cán sự (01.004)

– Ngạch nhân viên (01.005)

Ngạch chuyên viên có 09 bậc lương tính từ người mới bắt đầu chính thức được tham gia vào ngạch chuyên viên sẽ được hệ số lương là 2,34. Theo thâm niên, lương chuyên viên tăng dần lên 4,98 tùy theo năng lực và yêu cầu của đơn vị để có thể đề xuất được tham gia vào cuộc thi nâng ngạch chuyên viên.

Ngạch chuyên viên và tương đương là gì?

Ngạch chuyên viên và tương đương là công chức chuyên môn, nghiệp vụ trong các cơ quan, tổ chức nhà nước và các đơn vị sự nghiệp, đều làm các công việc chuyên ngành mang tính chuyên môn cao tương đương chuyên viên. Ví dụ: Kế toán viên, kiểm toán viên, thẩm tra viên…

Chuyên viên công chức
Chế độ làm việc của chuyên viên

 

Bảng 1: Ngạch chuyên viên và ngạch công chức chuyên ngành tương đương:

( Xếp lương công chức loại A1)

TTNgạchMã sốMô tả chuyên ngành
1Chuyên viên01.003Chuyên ngành hành chính (trong cơ quan, tổ chức hành chính)
2Thanh tra viên04.025Chuyên ngành thanh tra
3Kế toán viên06.031Kế toán tại cơ quan, tổ chức có sử dụng kinh phí NSNN
4Kiểm tra viên thuế06.038Ngành Thuế
5Kiểm tra viên hải quan08.051Ngành Hải Quan
6Kỹ thuật viên bảo quản19.221Ngành dự trữ quốc gia
7Kiểm soát viên ngân hàng07.046Ngành Ngân hàng
8Kiểm toán viên06.043Ngành Kiểm toán NN
9Chấp hành viên sơ cấp03.301Ngành Thi hành án dân sự
10Thẩm tra viên03.232
11Thư ký thi hành án03.302
12Kiểm soát viên thị trường21.189Ngành Quản lý thị trường
13Kiểm dịch viên động vật09.316Ngành Nông nghiệp
14Kiểm dịch viên thực vật09.319
15Kiểm soát viên đê điều11.082
16Kiểm lâm viên10.226
17Kiểm ngư viên25.310
18Thuyền viên kiểm ngư25.313
19Văn thư02.007Ngành văn thư

Bên cạnh công chức ngạch chuyên viên và tương đương còn có viên chức ngạch chuyên viên như: lưu trữ viên, nghiên cứu viên, giám định viên… đều được giữ chức vụ chuyên viên.

Trên đây là những thông tin chi tiết về chuyên viên và ngạch chuyên viên. Hy vọng những thông tin bổ ích mà Giáo dục Thiên Kỳ mang lại sẽ giúp cho các bạn hiểu hơn về vấn đề này.

Công ty Cổ phần Giáo dục Thiên Kỳ

Phòng tuyển sinh

Địa chỉ: Tầng 3, phòng 301, Số 11B ngõ 1 Phố Quan Nhân – Thanh Xuân – Hà Nội.

Phone: 0969 328 797

Mail: thienky.edu@gmail.com

Website: thienky.edu.vn
Rate this post
No comments yet! You be the first to comment.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

nhà cái kubet
Chat Zalo
0969.328.797